Chiếc máy lọc nước nằm trên kệ bếp nhà bà Tư đã lâu. Màu trắng tinh khôi ngày nào giờ đã ngả vàng. Đường viền của nó, chỗ tiếp giáp giữa lớp nhựa và kim loại, đã sẫm lại, hằn những vệt bụi nâu bám hờ mà chẳng ai buồn lau. Vậy nhưng, mỗi khi ai đó bật nút để lấy nước lọc, nó vẫn phát ra tiếng ù ù nhè nhẹ. Cứ như không phải tiếng máy chạy, mà giống một hơi thở dài bị nén lại, đều đều, tưởng như tiếng của một kẻ đã quá quen bị quên lãng, nhưng vẫn cứ hoạt động, cứ sống.
Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.
Tục ăn trầu từng phổ biến trong các làng người Bahnar ở Đông Trường Sơn, nhưng đến nay có lẽ chỉ còn duy nhất ở xã Đăk Pling, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Miếng trầu mở ra bao câu chuyện thú vị quanh phong tục truyền đời này.
Chiều Xuân Ất Tỵ 2025, trời se lạnh, cơn gió đầu mùa mỏng tang vội vàng nối đuôi nhau lướt qua những nhành lá non mơn mởn, cuốn theo mùi hương trầm phảng phất từ các nếp nhà. Tôi ghé thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998) - người con ưu tú của mảnh đất Hưng Yên địa linh nhân kiệt.
Gắn liền với tập tục ăn trầu của người Việt, cau là loại quả không hề xa lạ với người Việt Nam. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cau có thể dùng làm thuốc.
Làng nghề vót đũa cau Nàng Rưng nằm nép mình bên ga tàu, thuộc xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, các hộ dân phải cật lực sản xuất để kịp giao đũa cho khách.
Những gốc cau Nàng Rưng từ rừng được các nghệ nhân vót thành đũa phục vụ trong mỗi bữa ăn gia đình. Nhờ nghề vót đũa, nhiều hộ dân tại Hà Tĩnh 'sống khỏe', nuôi con vào đại học.
Tìm đến khu Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với mong muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm trống đất, một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đồng bào Mường, chúng tôi đã gặp ông Hà Ngọc Bảo, 65 tuổi, dân tộc Mường. Câu chuyện của ông không chỉ là hành trình bảo tồn một di sản văn hóa, mà còn là niềm đam mê và sự mong mỏi, tận tâm muốn truyền dạy cho thế hệ sau những bí quyết làm nên âm thanh độc đáo của trống đất để rồi có thể thành thạo chơi loại nhạc cụ đặc biệt của dân tộc.
Trong Đông y, lá ổi và búp ổi đều có tác dụng chữa bệnh, dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá ổi và búp ổi.
'Tặng em nỗi nhớ ngược chiều' của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...
Những hàng cau vươn cao thẳng tắp, được trồng ngay trước ngõ là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi và mãi là nét đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam. Mỗi năm khi bước vào mùa thu hoạch, không khí của mùa thu lại càng thêm bận rộn hương say. Hương cau thật bình dị, e ấp mà say đắm lòng người. Để rồi hôm nay giữa lòng phố thị, tôi tự hỏi: bao giờ trở lại ngày xưa?
Làng cau Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) đang vào những ngày chính vụ. Ngay từ đầu làng đã nhộn nhịp xe lớn bé, các xưởng lò sấy đỏ lửa suốt ngày đêm để kịp những chuyến hàng.
Tháng Mười, trong khoảnh khắc ngày đã tàn, lòng ta quay quắt nhớ mẹ, nhớ bà, nhớ những người phụ nữ quanh đời ta...
Do xuất khẩu sang Trung Quốc hút hàng nên trái cau thương phẩm ở tỉnh Tiền Giang giá ở mức cao, người trồng cây này bội thu. Theo nhà vườn, cây cau rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chi phí phân thuốc và có thể trồng xen canh với các loại cây trồng khác nên nhà vườn đang nhân rộng mô hình cùng một đơn vị diện tích.
Quả cau tươi hiện đang được thương lái thu mua nhộn nhịp ở mức cao 'kỉ lục chưa từng thấy', đạt đến 90.000 đồng/kg.
Quả lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao nhưng một số người không nên ăn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn lựu nuốt hay bỏ hạt là thắc mắc của nhiều người, hãy cùng chuyên gia tìm câu trả lời ngay dưới đây.
Mọi người thường chỉ biết đến tác dụng của quả ổi đối với sức khỏe mà không hề biết rằng lá ổi cũng rất tốt cho sức khỏe, trong Đông y lá ổi còn là vị thuốc.
Tháng 7 - tháng của mùa mưa vào bước đậm đà ở phương Nam, của bước chính thu ở phía Bắc, nhiều mưa gió cùng những đợt gió heo may rải đồng đầu tiên đã tràn về (ngày xưa các cụ nông dân gọi là gió treo cày (treo cày cuốc, dụng cụ lao động), se lạnh, mang tới cảm giác vừa sảng khoái, mát mẻ, vừa buồn buồn vô cớ. Tháng 7 như độ dừng, quãng nghỉ của một năm, đã đi qua những háo hức sinh sôi, bắt đầu chuyển sang vòng quay phía tích tụ, thu hoạch. Sự chuyển vần của thiên nhiên, thời tiết không ở ngoài những cảm xúc, tâm trạng con người. Ở đất nước hình chữ S nằm bên bờ Biển Đông từ khi hình thành mấy ngàn năm liên tục chịu đựng chiến tranh, bão gió này, không biết tự bao giờ, các bậc tiền nhân đã chọn tháng 7 là tháng để nhớ ghi, tri ân thành kính những đóng góp cao cả, mất mát, hy sinh. Sau này Ngày Thương binh - liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đặt cũng vào tháng 7 (27-7-1947).
Từ những chiếc mo cau già, rơi rụng trong vườn, Nguyễn Văn Tuyến đã biến chúng thành sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc, Canada, Hà Lan...
Cây cau quen thuộc ở các làng quê Việt Nam nhưng ít ai biết được rằng hoa cau và đọt cau cũng có thể làm thành những món đặc sản vừa lạ vừa ngon.
Thế hệ 7X chúng tôi có biết bao ký ức đáng yêu về Tết. Hồi đó, những nếp nhà trong làng thường chỉ cách nhau một khoảng vườn đủ rộng.
Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Hà Tĩnh lại tất bật chuẩn bị lễ vật để 'tiễn' ông Công, ông Táo về trời. Bởi vậy, thị trường đồ cúng dịp này cũng trở nên sôi động hơn.
Là người khởi xướng mô hình làm chổi quét rác từ tàu cau vua, đến nay mô hình của ông Trịnh Thanh Phi (Tổ dân phố số 2 Lý Nam Đế phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được nhân rộng toàn khu phố và một số phường trên địa bàn Hà Nội, góp phần lan tỏa hành ảnh văn minh, thanh lịch người Tràng An.
Trong cơn gió se lạnh sáng nay, hình như vạn vật đang trở mình. Tôi mơ màng nhớ quê, nhớ mùa Xuân với món mứt cau kiểng đặc biệt của má.
Múa trống Chhay-dăm là một điệu múa dân gian độc đáo, loại hình sân khấu đặc biệt, gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc Khmer ở xã Trường Tây, tỉnh Tây Ninh.
Quả cau, miếng trầu có mặt trong lễ cưới hỏi như một biểu tượng cho tình yêu son sắt. Vì thế mà thợ trèo hái cau thường ví mình là những người hái 'quả hạnh phúc'.
Lựu là một cây ăn quả phổ biến ở nước ta. Vỏ quả lựu và vỏ từ thân lựu có tính ấm, tác dụng trị nhiều bệnh lý tiêu hóa khác nhau.
Không chỉ cho quả để ăn mà cây ổi còn cho lá ổi có tác dụng chữa nhiều bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa và các vấn đề tốt cho sức khỏe khác.
Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tẩy giun hiệu quả, vậy khi ăn nên nuốt hạt hay bỏ hạt?
Lá và búp ổi còn gọi là phan thạch lựu diệp có công dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương và cầm tiêu chảy...
Bao nhiêu năm trôi qua, nhưng với những đứa trẻ quê chúng tôi ngày ấy, chiếc quạt mo là một vùng ký ức đong đầy những yêu thương ngọt ngào, nhung nhớ!
Chúng tôi quen biết nhau từ cái đận cùng đi nhận giải thưởng Báo Văn nghệ trong cuộc thi truyện ngắn và thơ (2006-2007). Nghe nói Mai Tiến Nghị là một ông giáo dậy toán lần đầu tiên viết truyện ngắn dự thi được giải luôn. Tôi phục lăn.
Làng tôi nhà nào cũng trồng cau. Cây cau vươn thẳng, ngạo nghễ với trời xanh mây trắng. Vườn nhà tôi có khoảng mươi cây, nhưng vườn ông nội thì nhiều đến vài ba chục cây. Cau là loại cây lâu năm, không tốn nhiều đất, không tốn công chăm sóc, trồng một lần có thể thu hoạch dài lâu.
Dịp Tết, số lượng người đặt nhiều nên những người làm đũa cau Nàng Rưng ở Hà Tĩnh phải làm xuyên đêm để có hàng bán.
Trong cuộc sống thường ngày, chắc chẳng ai đi nhặt nắng bao giờ, vì nắng thì làm sao nhặt được. Nhưng trong thơ lại khác, một cây bút nữ của Khánh Hòa - Nguyễn Thị Hồng Đào mới đây đã ra mắt bạn đọc tập thơ khá đầy đặn mang tên 'Người đàn bà nhặt nắng' (Nhà xuất bản Văn học năm 2022). Tất nhiên, 'nhặt nắng' trong thơ chỉ là một cách nói, một cách mượn ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc, tình cảm… của tác giả trước hiện thực cuộc sống, như người ta thường định nghĩa: Thơ là tiếng lòng, là tiếng nói từ tâm hồn, từ con tim thi sĩ.